Thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ mà chúng ta hay gọi là thẻ thanh toán đều có thể được dùng để rút tiền tại máy ATM nên nó còn được gọi là thẻ ATM. Nghe có vẻ bất ngờ phải không?

Hãy cùng Vutabank.com tìm hiểu thêm những điều bất ngờ thú vị về thẻ thanh toán trong bài viết sau đây.

Hiểu đúng về thẻ thanh toán.

Hiện nay có rất nhiều loại thẻ ngân hàng, tuy nhiên có thể chia làm 2 loại chính:

1.Debit (thẻ ghi nợ) là loại thẻ thanh toán liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng của bạn và được dùng theo cơ chế “mình có bao nhiêu tiền trong tài khoản thì chỉ được xài bấy nhiêu”. Có 2 loại thẻ ghi nợ: thẻ ghi nợ nội địa (là loại thẻ mà trước giờ ta hay quen gọi là thẻ ATM, chỉ được dùng để thanh toán nội địa) và thẻ ghi nợ quốc tế (được dùng để thanh toán cả nội địa lẫn quốc tế).

2.Credit (thẻ tín dụng) là loại thẻ không cần phải có tài khoản ngân hàng và được dùng theo cơ chế “tiêu xài trước, trả tiền sau” trong 1 hạn mức mà ngân hàng cấp cho bạn dựa trên cơ sở thu nhập hằng tháng của bạn. Sau khoảng thời gian thông thường là 45 ngày, bạn cần phải thanh toán lại số tiền đã sử dụng, nếu chậm trễ bạn sẽ chịu lãi suất vay rất cao.

Chúng ta thường chỉ nghĩ rằng thẻ ATM là thẻ ghi nợ (debit) nội địa, nhưng thực ra thẻ tín dụng (credit) cũng có thể gọi là thẻ ATM, bởi vì thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ quốc tế đều có thể sử dụng để rút tiền tại các máy ATM. Thậm chí rất đông dân số còn đánh đồng việc sử dụng thẻ ghi nợ nội địa (thường gọi là thẻ ATM) chỉ là để rút tiền tại ATM trong khi chúng ta có thể dùng để thanh toán nhanh chóng và tiện lợi khi đi mua sắm.

Thế thẻ Mastercard thuộc loại thẻ nào?

Gọi thẻ Mastercard nên nhiều người thường ngộ nhận rằng Mastercard là ngân hàng phát hành thẻ như ACB, Vietinbank… Tuy nhiên, Mastercard không phải ngân hàng bởi vì Mastercard không kinh doanh các dịch vụ tiền tệ như ngân hàng, họ chỉ là đơn vị trung gian giúp thực hiện và xử lý các giao dịch thanh toán điện tử trên toàn cầu một cách nhanh chóng và an toàn.